Rối loạn giấc ngủ hậu covid-19 và cách khắc phục

Bạn có biết khoảng 10 đến 20% người bệnh Covid-19 phải đối mặt với tình trạng hậu covid-19? Bạn có biết hội chứng “hậu Covid-19” có thể được coi là một dạng khuyết tật theo Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ? Làm sao để khắc phục rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19?

Mặc dù đại dịch Covid-19 dường như đã không còn ảnh hưởng quá nặng nề đến cuộc sống của mọi người nói chung nhưng nhưng “hội chứng” hậu covid vẫn còn đó và gây hậu quả không nhỏ tới sức khỏe của mọi người.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 200 triệu chứng phổ biến thường gặp của hậu Covid-19-19 như khó ngủ, đau cơ khớp, khó thở, hụt hơi, buồn nôn, ho, chán ăn, mệt mỏi… Hội chứng hậu Covid-19 với các ảnh hưởng ở đường hô hấp (ho kéo dài), tim mạch, gan, cơ, thận, khớp, da (mày đay, phát ban, thần kinh) hoặc gây rối loạn thần kinh như lo âu, căng thẳng, trầm cảm thậm chí đột quỵ não, nhồi máu cơ tim… Những biến chứng đó góp phần đáng kể làm cho giấc ngủ giảm chất lượng, dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Cũng theo tổ chức này thống kê, trên thế giới có khoảng 24% tỷ lệ người bị mất ngủ. Tuy nhiên, trong thời gian đại dịch bùng phát, con số này đã lên đến 40%.

1. Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19

  • Khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ
  • Thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc,
  • Thường thức dậy sớm và không thể ngủ lại được.

2. Nguyên nhân

  • Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do Covid-19 gây ra.
  • Thói quen ngủ thay đổi do liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý trong cuộc sống thường ngày, về thu nhập hoặc lo sợ biến chứng hậu Covid-19.
  • Các triệu chứng hậu Covid-19 như ho, hụt hơi, khó thở… kèm theo căng thẳng, lo âu khiến người bệnh dễ mất ngủ.

3. Hậu quả

  • Mệt mỏi, buồn ngủ giữa ban ngày, đồng thời rất khó tập trung. Từ đó dẫn đến nguy cơ té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu quả trong công việc…
  • Mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch, gây tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề trầm cảm.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị ảnh hưởng xấu, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh nhiễm trùng.
  • Hệ chuyển hóa cũng bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, thậm chí bị đái tháo đường.
Rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19
Rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19

4. Cách khắc phục

Đứng trước hiện trạng đó, Dưỡng hiểu được ngày càng nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ hậu Covid-19. Do vậy Dưỡng chia sẻ liệu pháp nhận thức hành vi với một số phương pháp gần gũi để giúp bạn khắc phục tình trạng mất ngủ hậu Covid-19.

4.1. Tạo thói quen ngủ khoa học

Hãy luyện tập thói quen ngủ vào một khung giờ cố định trước 23 giờ, ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Việc đi ngủ và thức dậy vào những khoảng thời gian chênh lệch mỗi ngày, nhất là ngày thường và cuối tuần, sẽ khiến cơ lịch sinh học lệch đi, làm tình trạng mất ngủ, khó ngủ thêm tiến triển.

Vì vậy, việc đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần sẽ vô cùng hiệu quả để chữa chứng mất ngủ, khó ngủ.

Tuy nhiên việc đi vào giấc ngủ là rất khó đối với những người bị di chứng hậu Covid, bạn nên thử các biện pháp thư giãn sau để có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn:

  • Tắm nước ấm thay vì nước lạnh mỗi ngày.
  • Ngồi thiền.
  • Đọc các cuốn sách mà mình yêu thích.
  • Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng.

Ngoài ra, nếu bạn có thói quen ngủ trưa thì nên có gắn ngủ trưa trước 3 giờ chiều và thời lượng không quá 30 phút.

4.2. Chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân

  • Nên tiếp xúc với ánh nắng trước 08 giờ sáng: điều này vô cùng tốt cho nhịp sinh học, giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày( từ 1,5 – 2 lít), bên cạnh đó nên bổ sung thêm các loại nước trái cây ép như: dưa hấu, lê, cà chua
  • Ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ, đủ lượng protein, tinh bột, vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương do Covid-19. Thành phần bữa ăn cần có đủ rau xanh, thịt nạc và có ít nhất 3 lần trong một tuần ăn cá thay thịt. Lượng thức ăn hàng ngày nên dễ tiêu, ăn vừa đủ, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên ăn no quá vì hệ tiêu hóa hậu COVID-19 còn yếu. Nên bổ sung thịt đỏ, sử dụng mật ong, tâm sen – thực phẩm chứa sắt (thịt đỏ) cùng các thực phẩm kích thích tuyến tụy tiết ra insulin như mật ong, tâm sen… sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

4.3. Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu là kẻ thù số một đối với giấc ngủ của bạn. Cà phê, thuốc lá khiến bản tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ, bia rượu tuy có thể giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng lại không giúp bạn có giấc ngủ sâu, thường phải tỉnh giấc giữa đêm.Hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích này để có một giấc ngủ ngon. Đặc biệt buổi tối hạn chế uống nước do uống nhiều nước có thể làm tỉnh giấc để đi tiểu đêm. Có thể bạn chưa biết, hiện tượng tiểu đêm là kẻ thù của rối loạn giấc ngủ.

4.4. Tắm rửa bằng nước ấm

Nên tắm, rửa bằng nước ấm vì nước ấm có thể làm dịu cơn đau nhức cơ, xương (một số người bị hậu COVID-19 còn mắc thêm chứng đau nhức cơ xương kéo dài) do mạch máu giãn ra làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn gọi là “khí huyết lưu thông”. Tắm, rửa nước ấm cũng là một biện pháp tốt để thư giãn, để thoải mái tinh thần trước khi lên giường đi ngủ.

Bên cạnh đó, bạn nên tạo môi trường ngủ thích hợp như: đủ tối, yên tĩnh, sạch sẽ, không quá nóng…hoặc tham khảo không gian lý tưởng cho giấc ngủ tại đây.

4.5. Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, không để điện thoại gần giường vì sóng điện thoại không tốt với cơ thể chúng ta, đồng thời âm thanh các cuộc gọi, thông báo tin nhắn cũng làm gián đoạn giấc ngủ.

Tốt hơn là bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.

4.6. Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao

Tùy vào thể trạng và độ tuổi, mỗi người nên chọn cho mình các bài tập thể dục phù hợp. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tinh thần thư thái, thoải mái, cải thiện giấc ngủ. Hãy tập thể dục nhít nhất 30 phút mỗi ngày bạn nhé.

Hi vọng những gợi ý trên đây đã mang đến những thông tin hữu ích để bạn có thêm vài ý tưởng, phương pháp cải thiện giấc ngủ của mình.

Ngoài ra, các gói dịch vụ hiện tại của Dưỡng từ gội đầu dưỡng sinh tới massage bobytrị liệu chuyên sâu đều có những tác dụng tích cực trong việc cải thiện giấc ngủ.  Tại đây, bạn sẽ được xoa bóp bấm huyệt để tác động trực tiếp đến các huyệt vị kết hợp: xông ngải cứu, đẩy gậy đả thông kinh lạc, kéo hồ lô thải độc, giác hơi chân không giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn.

Với tất cả những lợi ích dành cho giấc ngủ và sự chăm chút trong từng thao tác tại Dưỡng, bạn còn lý do gì mà chần chừ đặt một chiếc hẹn với Dưỡng để được giải tỏa chứng mất ngủ quái gở nữa đây?

___________???____________
☎️ Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090
? Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14 Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
? Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

096 964 44 44