Ngồi sai tư thế làm tổn thương sức khỏe của bạn nhiều hơn bạn tưởng

Có thể bạn chưa nhận ra nhưng ngồi sai tư thế thực sự có thể gây tổn hại rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn đấy. Đặc biệt nếu bạn là một người làm việc văn phòng ngồi nhiều, ít vận động, có lẽ bạn đã phải ít nhiều chịu đựng chứng đau cổ vai gáy, cứng khớp và đau lưng của mình.

Bác sĩ chỉnh hình Andrew Bang, DC cho biết: “Tư thế sai có thể dẫn đến đau nhức, nhưng nếu để lâu thì bạn sẽ bị tổn thương thực sự.”

Ngồi sai tư thế làm tổn thương sức khỏe của bạn nhiều hơn bạn tưởng

Hãy thử tưởng tưởng, nếu bạn đến phòng tập thể thao và thực hiện các bài tập chân mạnh năm ngày một tuần, chân của bạn sẽ bị quá sức và đau nhức. Vậy thì, ngồi vào bàn làm việc mỗi ngày, ít vẫn động mỗi ngày cũng có thể mang lại kết quả tương tự.

Tư thế sai buộc bạn phải làm việc quá sức các cơ ở cổ và lưng. Hệ thống miễn dịch của bạn để chữa lành những cơ bắp đó phải gồng mình lên chống đỡ, thúc đẩy chứng viêm – theo thời gian – có thể dẫn đến viêm khớp ở các khớp lân cận.

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể điều chỉnh thói quen của mình để khắc phục vấn đề này? Hãy cùng Dưỡng khám phá một vài gợi ý nhé.

1. Ngồi sai tư thế ở bàn làm việc

Khi bạn ngồi vào bàn làm việc, hãy giữ vai và cánh tay của bạn ở một góc 90 độ. Đặt màn hình của bạn thẳng về phía trước ngang tầm mắt. Mặc dù, hầu hết mọi người thường đặt màn hình sao cho khi làm việc họ đang nhìn xuống, nhưng điều này thực chất làm tăng đáng kể tình trạng căng cơ ở cổ.

 

Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra các vấn đề ở cổ do do liên tục nhìn xuống điện thoại hoặc máy tính bảng đã phát hiện ra rằng khi bạn giữ đầu thẳng hàng với vai, nó chỉ nặng khoảng 10 pound (4.54kg). Nhưng cứ mỗi inch bạn nghiêng đầu về phía trước, thì trọng lượng nó đặt lên cột sống của bạn tăng gần gấp đôi.

Bên cạnh đó, tư thế sai khi đứng cũng gây ra các vấn đề tương tự cho cổ và lưng của bạn. Hãy cố gắng giữ cột sống của bạn ở một vị trí trung lập, đừng ưỡn mông về phía sau hoặc cúi quá xa về phía trước có thể gây đau thắt lưng.

2. Di chuyển càng nhiều càng tốt

Dù ngồi hay đứng khi làm việc, các bác sĩ khuyên bạn nên vận động thường xuyên khi làm việc. Nghỉ giải lao ngắn và đi bộ khoảng một lần mỗi giờ nếu có thể. Nhưng ngay cả khi bạn bị mắc kẹt tại bàn làm việc, bạn vẫn có thể thay đổi tư thế của mình.

Có thể bạn không biết nhưng cơ thể của chúng ta yêu thích sự đa dạng. Vì vậy đừng để cơ bắp của bạn quá mệt mỏi. Hãy di chuyển, đi lại, lắc lư một chút, hoặc bước tới bước lui một lúc để cảm thấy sự linh động của cơ thể, cho phép các bộ phận trong cơ thể “được hoạt động linh hoạt”.

3. Các bài tập cải thiện tác động xấu của ngồi sai tư thế

Thay đổi thói quen hàng ngày có thể giúp bạn nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn. Nhưng việc tạo thói quen cho một tư thế tốt cũng mất một thời gian. Như với bất kỳ thói quen tập thể dục nào khác, phải mất khoảng bốn đến sáu tuần để thấy sự thay đổi thực sự.

Vì vậy, dưới đây Dưỡng đã tổng hợp các bài tập để giúp bạn tăng cường cơ bắp nhằm cải thiện tư thế của mình:

3.1. Bài tập siêu nhân

Là một bài tập cường độ thấp có thể thực hiện hàng ngày. Nó cũng tăng cường sức mạnh cho lưng dưới của bạn, có thể ngăn ngừa cơn đau. Chỉ cần đảm bảo biến nó thành một phần của thói quen là bạn hoàn toàn có thể cải thiện những cơn đau của mình.

Ngồi sai tư thế - bài tập siêu nhân

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng cách nằm sấp với hai chân duỗi thẳng và hai tay duỗi thẳng qua đầu với khuỷu tay ngang tai.
  • Kích hoạt các cơ và từ từ nâng cả hai cánh tay và cả hai chân thẳng lên không trung, giữ cho đầu gối và khuỷu tay của bạn thẳng. Vị trí này là nơi bài tập được đặt tên: Bạn trông giống như siêu anh hùng đội mũ đỏ nổi tiếng khi anh ấy bay.
  • Giữ cổ của bạn ở vị trí trung lập, nghĩa là bạn vẫn đang nhìn xuống mặt đất hoặc cách bạn 6 đến 12 inch trước mặt.
  • Khi bạn đã ở vị trí cao nhất, hãy giữ trong vài giây trước khi từ từ hạ chân và tay xuống đất.

3.2. Mở rộng cổ

Ngồi thoải mái và ấn mạnh đầu của bạn về phía sau vào tựa đầu của ghế (hoặc ô tô) hoặc vào tay của bạn. Giữ trong 30 giây. Bạn có thể thực hiện động tác này nhiều lần tỏng ngày để tăng dẻo dai cho cổ.

3.3. Tập luyện cho bả vai

Tập luyện các cơ hình thang và hình thoi để giúp kéo vai của bạn trở lại. Giữ một dải dây trước mặt bạn ở độ cao ngang vai, sau đó kéo căng nó ngang ngực, hơi uốn cong cánh tay của bạn. Quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.

4. Đừng cố gượng với cơn đau

Điều quan trọng nhất không nên làm với bất kỳ bài tập nào là cố gượng tập với cơn đau, đặc biệt nếu bạn bị chấn thương. Theo đó, một số chấn thương có thể trở nên trầm trọng hơn với các bài tập thiên về mở rộng, kéo dãn như các bài tập này. Vì vậy hãy bắt đầu từ từ và để cơn đau dẫn đường cho bạn.

Hi vọng với những kiến thức thú vị này, bạn sẽ có thêm một vài bí kíp bỏ túi về việc ngồi sai tư thế để có những tư thế đúng, tránh những cơn đau không đáng có, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc.

Nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm và kiểm chứng hiệu quả của massage hay các phương pháp xoa bóp, trị liệu bài bản thì đừng ngần ngại tìm cho mình một địa chỉ uy tín như tại Dưỡng, nơi không chỉ có sẵn không gian yên tĩnh thư thái, quy trình thực hiện rõ ràng, nguyên vật liệu đảm bảo mà quan trọng nhất là các bạn kỹ thuật viên đều được đào tạo bài bản và do chuyên gia mát xa đầu ngành của Việt Nam – bác sỹ Lê Hải – dẫn dắt.

Nếu bạn quan tâm tới các hình thức massage tại Dưỡng hoặc các dịch vụ khác như gội đầu dưỡng sinhtrị liệu chuyên sâu, nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe toàn diện, thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Hẹn gặp bạn một ngày không xa tại Dưỡng!

___________???____________

☎️ Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090

? Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14 Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

? Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội

? Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

096 964 44 44