Ngâm chân thảo dược và những điều bạn chưa biết

Từ xa xưa, ngâm chân thảo dược đã được sử dụng như một phương pháp vô cùng lành tính mà vẫn hiệu quả trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe. Ngày nay, phương pháp này được ứng dụng ngày càng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Vậy ngâm chân thảo dược là gì? Phương pháp này có những tác dụng vi diệu đến như thế nào? Hãy cùng Dưỡng khám phá nhé!

1. Ngâm chân thảo dược là gì?

Ngâm chân thảo dược là phương pháp sử dụng nước nóng kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên để ngâm chân. Nhờ sự nóng lên của nhiệt độ, các lỗ chân lông ở bàn chân sẽ nở ra, tạo điều kiện tối đa cho các loại thảo dược thẩm thấu vào sâu bên trong, hấp thụt tối đa dược tính.

Tùy theo thể trạng và tình trạng thể chất của mỗi người để sử dụng thảo dược ngâm chân khác nhau. Thông thường, các vị thảo dược sẽ là các vị hành khí hoạt huyết làm tăng quá trình lưu thông, giảm quá trình tắc nghẽn từ đó mang lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe.

Ngâm chân thảo dược tại Dưỡng
Ngâm chân thảo dược tại Dưỡng

2. Ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Theo quan niệm Đông y, bàn chân là “trái tim thứ hai” của cơ thể nơi chứa 6 đường kinh và nhiều huyệt vị quan trọng. Trong khi đó, chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hàng ngày, là môi trường để các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể thông qua da bàn chân. Do đó, khi ngâm chân hay massage chân đều có tác dụng kích thích vùng huyệt đó và có lợi cho sức khoẻ.

2.1. Ngâm chân thảo dược giúp tăng tuần hoàn máu, đẩy lùi mệt mỏi

Bằng việc sử dụng nước ở nhiệt độ lý tưởng, các mạch máu tại chân sẽ bị kích thích và giãn ra, giúp máu dễ dàng hơn trong việc lưu thông trở lại về tim, qua đó tăng tuần hoàn máu. Lúc này, các chất dinh dưỡng có được sau bữa ăn sẽ được lưu chuyển tốt hơn tới các bó cơ đang bị căng cứng sau một ngày dài, giúp phục hồi và giảm đau nhức rất hiệu quả.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải, nguyên Phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cũng khẳng định phương pháp ngâm chân thảo dược có thể giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi khiến người bệnh dễ chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2.2. Ngâm chân thảo dược giúp đặc trị mất ngủ, ngủ không sâu

Mất ngủ thường xảy ra khi hệ thống thần kinh của chúng ta bị rối loạn. Đặc biệt là trong mùa đông, khi cơ thể không được tiếp xúc với ánh nắng trong một thời gian dài, tạo ra sự rối loạn trong sản xuất hóc-môn Melatonin dẫn tới mất ngủ.

Bằng việc kích thích trực tiếp lên 6 đầu mút dây thần kinh tại bàn chân, ngâm chân thảo dược sẽ giúp cơ thể dần ấm lên, xoa dịu những cảm xúc tiêu cực và giảm stress rất hiệu quả. Cuối cùng, sau khi đánh tan hầu hết các cơn mệt mỏi nhờ kích thích tuần hoàn máu, cơ thể sẽ tự động đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhờ cơ chế này, ngâm chân thảo dược mang lại hiệu quả vô cùng tích cực trong điều trị mất ngủ.

Để mang đến hiệu quả giảm mất ngủ tốt nhất, bạn nên xoa bóp nhẹ, bấm huyệt ở bàn chân trong khi ngâm. Điều này sẽ tăng cường tác động đến hệ thần kinh, giúp ổn định điều hòa khí huyết và mang đến giấc ngủ sâu hơn.

2.3. Điều trị hôi chân và các bệnh lý về da

Hôi chân hay mẩn ngứa, ngoài yếu tố cơ địa và di truyền thì vệ sinh không thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Sử dụng các loại thảo dược có tính sát khuẩn cao, ngâm chân bằng thảo dược có thể giúp bạn mở rộng các lỗ chân lông, từ đó loại bỏ phần nào các mùi hôi khó chịu chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu bạn kiên trì, phương pháp này sẽ giúp đôi chân bạn trở nên sạch sẽ và thơm tho hơn rất nhiều.

2.4. Giảm đau nhức xương khớp, đau vai gáy

Trong thảo dược có chứa nhiều hoạt chất, tỏa hơi kết hợp cùng độ ấm vừa phải của nước giúp cơ thể cân bằng, tạo sự thoải mái, tác động tích cực lên các khớp xương bàn chân và đầu mút dây thần kinh ở bàn chân sẽ tác động ngược lên toàn cơ thể, đả thông kinh lạc và hỗ trợ thúc đẩy lưu thông khí huyết dưới da giúp giảm những cơn đau nhức do viêm khớp gây ra.

2.5. Tăng cường sức khỏe cho người có cơ địa chân tay lạnh, cơ thể yếu

Bạn có thường hay bị lạnh chân về đêm, dù đã đắp chân kín mít? Bạn bị tê buốt chân vì lạnh vào mùa đông dùng đã đi 2 – 3 chiếc tất phủ ấm? Hoặc đôi lúc cứ uống nước đá, ăn đồ nguội là bụng bạn thường khó chịu, chướng bụng hay thậm chí là đau bụng tiêu chảy… tất cả các tình trạng này đều thường hay gặp ở những người có cơ địa lạnh, yếu.

Với những trường hợp này, hãy tham khảo ngâm chân thảo dược, cơ thể sẽ có sự cân bằng, chân tay bớt lạnh, buốt, và bạn sẽ ăn ngon ngủ ngon hơn.

2.6. Ngâm chân thảo dược có tác dụng bổ thận

Ngâm chân với thảo mộc có thể giúp bạn cải thiện bộ lọc của thận. Các thành phần hoạt chất trong nước ngâm chân thảo dược sẽ thẩm thấu vào thận, củng cố và góp phần tăng cường việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.

3. Các nguyên liệu thảo dược thường dùng trong ngâm chân

Nguyên liệu thường dùng trong ngâm chân thảo dược
Nguyên liệu thường dùng trong ngâm chân thảo dược

3.1. Gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, làm ấm cơ thể. Ngâm chân bằng nước ấm và gừng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể, giảm đau nhức xương khớp, giúp ấm cơ thể đặc biệt là vào mùa đông.

Theo Y Học Hiện Đại thì gừng còn có tác dụng kích thích mao mạch, cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất đối với những người thể hàn hay sợ lạnh.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý cho một lượng gừng vừa đủ, tránh cho quá nhiều gây bỏng rát cho làn da bàn chân

3.2. Sả

Sả tương tự như gừng, cũng là loại thảo dược mang tính nóng, sả có chứa rất nhiều tinh dầu không những giúp tăng cường tuần hoàn máu mà còn giúp làm thơm. Các tinh dầu trong sả giúp sát khuẩn ngoài da, làm sạch và khử mùi hôi hiệu quả

3.3. Ngải cứu

Ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu…Trong Đông y, ngải cứu cũng thường được dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy…

Hơn nữa, ngải cứu có thể đả thông 12 kinh mạch, điều hòa âm dương. Ngâm chân với ngải cứu không những làm tăng lưu thông khí huyết mà còn giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể. Các dưỡng chất có trong ngải cứu sau khi thẩm thấu vào cơ thể sẽ tác động tới 20 dòng kinh mạch, điều hòa âm dương, đào thải độc tố, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

3.4. Trà xanh

Nước trà xanh được biết đến là thức uống có lợi cho sức khỏe. Sử dụng trà xanh làm thảo dược ngâm chân cũng đem lại các tác dụng tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa… cho cơ thể

Tính kháng khuẩn của trà xanh giúp loai bỏ các mầm mống gây bệnh bám lại trên da, phòng ngừa các bệnh ngoài da ở bàn chân hiệu quả

Ngoài các loai thảo dược thông dụng như trên, cũng có rất nhiều loại cây cỏ dược liệu khác được kết hợp dùng làm nước ngâm chân thảo dược như hương nhu, quế chi, bạc hà…

4. Cách pha chế một số loại nước ngân chân đơn giản

4.1. Nước gừng tươi

Tác dụng tốt với người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu tốt.

Cách làm: Gừng tươi 20 – 30g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.

4.2. Nước ngải cứu

Có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm.

Cách làm: Ngải cứu tươi 20 – 30g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Không được ngâm quá mắt cá chân.

4.3. Nước vỏ quế và hoa tiêu

Có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận.

Cách làm: Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Chú ý không được ngâm quá mắt cá chân.

5. Những lưu ý khi ngâm chân thảo dược

  • Không nên nhúng bàn chân vào trong chậu ngay mà đặt bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi nước, vừa giúp chân không bị sốc nhiệt và giúp mở lỗ chân lông, sau đó từ từ hạ cả bàn chân xuống ngâm cả chân.
  • Tránh ngâm chân với lượng thảo dược quá nhiều như gừng, sả…vì có thể gây bỏng rát da nghiêm trọng
  • Ngâm chân trước khi ngủ 30 phút và lau khô chân ngay sau khi ngâm.
  • Nên ngâm với nước ấm 30-40 độ C trong 30 phút, tốt nhất nên sử dụng bồn ngâm chân gỗ. Bởi đa số các bồn gỗ ngâm chân đều được làm từ các loại gỗ thông, gỗ ngọc am, gỗ pơ mu. Khi ngâm chân, các tinh dầu có trong gỗ sẽ góp phần giúp bạn có được sự thư giãn, ổn định tinh thần.
  • Với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ nên ngâm chân từ 8 đến 10 phút và cần kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm cho trẻ để tránh gây bỏng da. Đặc biệt, trẻ dưới 1 tuổi hạn chế ngâm chân vì da bé còn non nớt, dễ bị tổn thương.
  • Những người bị bệnh da như nấm, chàm, ghẻ, lở khi áp dụng biện pháp ngâm chân cần có chỉ định của thầy thuốc và có thùng ngâm riêng để tránh lây bệnh cho người khác.

6. Đối tượng chống chỉ định cho ngâm chân thảo dược

Tuy rằng, sử dụng thuốc ngâm chân thảo dược rất tốt, nhưng không phải ai cũng nên thực hiện. Một số đối tượng thuộc diện chống chỉ định thuốc ngâm chân thảo dược đó là:

  • Suy giãn tĩnh mạch: Ngâm chân với nước nóng và thảo dược có thể làm nặng thêm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ có thai: Thường sẽ có gói thảo dược ngâm chân dành riêng cho bà bầu để tránh các loại thảo dược có tính lý khí, lý huyết hoặc mang tính truyền tống mạnh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Phụ nữ có thai không nên ngâm chân lâu tránh ảnh hưởng tới suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu.
  • Sau khi ăn cơm no: Lúc này năng lượng cần được tập trung tại dạ dày để phục vụ cho quá trình vận hóa thức ăn. Ngâm chân ngay sau ăn sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho hoạt động của dạ dày sẽ gây chứng đầy hơi chướng bụng, thức ăn khó tiêu,…
  • Đái tháo đường: Bệnh nhân bị đái tháo đường thường sẽ có tổn thương thần kinh ngoại biên có thể gây rối loạn cảm giác. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng vì có thể gây bỏng.
  • Vết thương hở, nhiễm trùng: Chống chỉ định vì có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng, làm vết thương lâu lành.

Bằng những thông tin Dưỡng tổng hợp và cung cấp, hi vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về ngâm chân thảo dược và tác dụng của nó đối với sức khỏe.

Dưỡng hiểu rằng, chăm sóc một đôi chân mạnh khỏe cũng là góp phần chăm sóc một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Vì vậy, nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp ngâm chân hoặc tìm kiếm một khoảng thời gian thư giãn trọn vẹn, hãy đến với các dịch vụ của Dưỡng để được trải nghiệm quy trình bài bản này cùng những công thức nguyên liệu chuyên biệt do các chuyên gia và bác sỹ tại Dưỡng tư vấn điều chế, phù hợp với các thể trạng khác nhau.

___________???____________
☎️ Hotline: 096 964 44 44/ 0977 684 090
? Cơ sở HN1: Dưỡng – Số 14 Ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
? Cơ sở HN2: Dưỡng – Số 3, Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
? Cơ sở SG: Dưỡng Premium – 135/6, Hoà Hưng, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

096 964 44 44