Hiểu Cơ Thể Để Không Còn Bực Tức Khi Đau Nhức

Có những ngày chúng ta cảm thấy bỗng dưng đau nhức một bộ phận nào đó trên cơ thể mà không hiểu rõ nguyên nhân, điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và công việc. Nhiều người đối mặt với tình trạng bực tức khi đau nhức và đang loay hoay tìm phương pháp điều hòa tinh thần. Hãy cùng Dưỡng tìm hiểu nhé

1. Cơ thể đang cố gắng cảnh báo cho chúng ta

Có thể bạn chưa biết, cơ thể đau nhức là biểu hiện của việc chúng ta đang “đi sai đường”, đó có thể là: một tư thế sai, một thói quen sai, một chế độ ăn sai, một nhận thức sai, tập luyện sai hay thậm chí là nghỉ ngơi sai….
Như vậy là cơ thể đang cố gắng lên tiếng cảnh báo cho ta vấn đề đang gặp phải, vì vậy thay vì bực tức thì ta phải nhìn nhận lại vấn đề, tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý.

2. 2 loại đau nhức thường gặp

Có 2 loại đau nhức thường gặp nhất, đó là: Đau cảm thụ ( Đau do tổn thương tổ chức như cơ,da, nội tạng gây kích thích vượt ngưỡng đau) và đau thần kinh (là chứng đau do những thương tổn hệ thần kinh gây nên, ví dụ: thoái hóa cột sống cổ, đau mỏi thắt lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)

3. Những sai lầm dễ mắc phải khi cơn đau đến.

– Lạm dụng thuốc giảm đau và tác hại.
Mỗi khi có cơn đau chúng ta thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc giảm đau, thậm chí có người “nghiện” dùng  thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau là cứu cánh tạm thời làm giảm cơn đau, nhưng lạm dụng thuốc  có thể xảy ra các tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, da ban đỏ, ngứa, mề đay. Tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc giảm đau có thể kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng ta.
Mọi người nên ngưng thuốc giảm đau và đi gặp bác sĩ ngay nếu đau kéo dài hơn 3 ngày đối với trẻ sơ sinh, 5 ngày đối với trẻ em và 10 ngày đối với người lớn.
Cảm xúc tiêu cực làm cơn đau trở nên tệ hơn. Cơn đau sẽ tăng gấp đôi nếu bạn có cảm xúc “xát muối vào vết thương” thay vì thấy ra điều cần thay đổi. Cảm xúc “xát muối vào vết thương” chính là sự bực bội, bức xúc, tiêu cực khi bị đau, cảm xúc này làm cơ thể bị bó cứng hơn, bó chặt hơn làm cơn đau tăng lên. Không những thế, sự tiêu cực còn tạo ra nhiều độc tố lưu chuyển trong máu, làm tim mạch thay đổi, huyết áp thay đổi. Vì vậy, mỗi khi có cơn đau nhức, hãy bình tĩnh để nhìn nhận để tìm ra vấn đề, vì đây là lời cảnh báo của cơ thể

4. Bí mật của y học cổ truyền: cứ thông là không đau nhức

Khi chúng ta thông kinh lạc, thông huyệt vị, thông tinh thần thì cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh và không còn đau nhức. Y học cổ truyền quan niệm: khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, đấy là sức khỏe!
Bí kíp để giảm đau nhanh và không bị đau nhức nữa chính là những cái “thông” đó.
Bạn có thể dùng các động tác massage, bấm huyệt, tác động vào huyệt đạo bằng y học để giải quyết vấn đề này.

5. Hãy chủ động chăm sóc cơ thể và trở thành bác sĩ của chính mình

Để có một cơ thể khỏe khoắn chỉ cần chúng ta học cách hiểu cơ thể và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống, luyện tập phù hợp. Nên nhớ tránh những điều sau nếu bạn không muốn gặp lại những cơn đau nhức:
Thức đêm nhiều sẽ gây lão hóa sớm
Ăn uống quá lạnh có hại cho hệ tiêu hóa
Ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn công nghiệp là nguyên nhân bào mòn sức khỏe.
Tư thế sai dẫn đến đau xương khớp
Tập luyện quá nhiều hay quá ít đều có thể gây đau nhức và uể oải
Nghĩ quá nhiều, làm quá ít sẽ gây hại não và suy nhược thần kinh
….
Vậy là chúng ta đã biết nguyên nhân và một số sai lầm cần tránh mỗi khi cơ thể đau nhức nhằm giảm tối đa bực tức khi đau nhức. Ở phần tới Dưỡng sẽ thông tin đến bạn một số cách để khắc phục cơn đau theo Đông y để an toàn và có hiệu quả giảm đau, đừng quên đón đọc bạn nhé!

Bài viết liên quan

096 964 44 44